Kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh

337 lượt xem

Công việc của một người kinh doanh là làm sao cho khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của mình. Để đạt được kết quả đó thì bạn cần phải trải qua một giai đoạn không hề ngắn và đơn giản từ việc thích nghi với việc thuyết phục khách hàng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh, các bạn cùng tham khảo nhé:

1. Ghi nhớ mục đích của bạn về kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh

Bước đầu tiên khi gặp khách hàng, bạn cần giới thiệu bản thân và sản phẩm của mình, tiếp theo là tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Qúa trình này nghe tưởng chừng như rất đơn giản nhưng đòi hỏi rất nhiều yếu tố tác động. Bạn cần trang bị cho mình những tính năng của sản phẩm, có duyên trong cách ăn nói, khéo léo, tinh tế trong cách ứng xử.

Mục đích của người làm kinh doanh

Do đó, khi bạn đi tư vấn cho khách hàng bạn luôn ghi nhớ phải làm sao bán được hàng, phải làm sao cho khách ký hợp đồng và mua sản phẩm của mình.

2. Cho khách hàng biết trước giá

Đa số mọi người thường quan niệm rằng cứ úp mở về giá thành sản phẩm thì có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng. Nhưng trên thực tế một vấn đề gì đó liên quan đến tiền bạc thì cần sự rõ ràng, minh bạch, dù sản phẩm đố dù có tốt cỡ nào đi chăng nữa thì họ cũng quan tâm đến giá thành nhất.

Tạo thuận lợi hơn trong việc kinh doanh thì bạn nên báo giá trước cho khách hàng để họ có thể yên tâm, tham khảo kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình. Cũng nhờ báo giá trước mà bạn có thể nhận được những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, để điều chỉnh mức giá sao cho phù hợp với chất lượng sản phẩm cũng như mặt bằng chung của thị trường.

3. Xử lý lời từ chối một cách khéo léo

Những lý do đặt ra từ phía khách hàng khi từ chối sản phẩm của bạn đó chính là: tiền bạc, thời gian, sự trì hoãn và chính sản phẩm đó. Nhiệm vụ của bạn là làm sao để xử lý những lời từ chối đó biến không thành có, biến những đắn đo, phân vân của khách hàng thành quyết định.

Khéo léo ứng xử từ lời từ chối

Muồn kết quả như vậy thì bạn cần linh hoạt, khéo léo trong cách nói chuyện, tránh nặng tìm nhẹ, nêu ra những mặt tích cực của chính sách công ty bạn và sự ưu việt trong sản phẩm để làm mờ đi lý do mà khách đưa ra để từ chối sản phẩm.

4. Tăng uy tín từ lời giới thiệu

Nhiều khi đơn hàng của bạn không bán không phải bởi kĩ năng của bạn chưa đạt mà vì bạn chưa tạo được sự uy tín của mình trước khách hàng. Tâm lý khách hàng thường cho rằng những người trẻ tuổi hay chưa có tiếng tăm gì, họ sợ mình rơi vào lưới lừa đảo.

Trường hợp này bạn cần dùng lời giới thiệu để tăng uy tín của mình lên. Bằng cách đưa ra một tấm card visit của mình hoặc người quản lý công ty của bạn hoặc là nghe lời giới thiệu từ bạn bè của khách hàng đó. Hãy cố gắng minh chứng cho khách hàng biết họ đang làm việc với một nhân viên chuyên nghiệp, không lo vướng sao bẫy lưới lừa đảo.

Trên đây là bài viết cung cấp những kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh cho những ai đang quan tâm đến. Mong rằng sẽ giúp một phần nào đó sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm việc, cũng như đúc kết được những ý tưởng tốt để phát triển bản thân mình hơn. Chúc bạn thành công!

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Video nổi bật+ Xem tất cả

Tin mới hơn